Đốt vàng mã là một phong tục truyền thống phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác. Tuy nhiên, hoạt động này đang dần trở thành một nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe cộng đồng và môi trường, và có xu hướng tăng lên hàng năm.
Tác động của việc đốt vàng mã lên chất lượng không khí
Quá trình đốt vàng mã giải phóng nhiều chất ô nhiễm như carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO), sulfur dioxide (SO2), và bụi mịn PM2.5. Nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy, vào các dịp lễ lớn như rằm tháng Bảy, nồng độ PM2.5 trong không khí có thể tăng từ 3 đến 5 lần so với ngày thường, vượt xa mức an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Bụi mịn PM2.5 có thể thâm nhập sâu vào hệ hô hấp, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Ngoài bụi mịn, việc sử dụng giấy vàng mã chứa hóa chất và phẩm màu còn làm tăng nồng độ kim loại nặng như chì và thủy ngân trong không khí, gây nguy hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm, việc đốt vàng mã thải ra khoảng 1,5 triệu tấn CO2, 1.000 tấn khí SO2 và 300 tấn bụi PM2.5. Những số liệu này cho thấy hoạt động này không chỉ góp phần vào biến đổi khí hậu mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng không khí đô thị.
Tại Trung Quốc, Thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên đã bị nhuốm màu đỏ rực vào đêm thứ Hai (25/8) khi các cư dân ở đây tổ chức lễ Xá tội vong nhân bằng cách đốt vàng mã dọc bờ sông. Những ngọn lửa đã khiến cả thành phố chìm trong khói bụi và khiến chỉ số không khí ô nhiễm tăng vọt.
Theo CCTV News, Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) đã tăng từ 42 lên 233 (mức độ ô nhiễm nặng) từ 5 giờ chiều tới 10 giờ tối 25/8. Chất ô nhiễm chính là các hạt bụi PM2.5, thành phần chính của sương mù.
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Thay đổi nhận thức cộng đồng: Cần tăng cường giáo dục và truyền thông để cộng đồng hiểu rõ hơn về tác động tiêu cực của việc đốt vàng mã và chuyển sang các phương thức tưởng niệm thân thiện với môi trường.
- Quản lý và quy định chặt chẽ: Chính quyền địa phương nên ban hành các quy định hạn chế đốt vàng mã tại các khu vực đông dân cư và vào những dịp lễ lớn, kèm theo các biện pháp xử phạt phù hợp.
- Sử dụng máy lọc không khí: Trong môi trường làm việc tại các thành phố lớn, việc sử dụng máy lọc không khí như Dr.Clean là một giải pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng không khí trong phòng kín. Máy lọc không khí Dr.Clean có khả năng loại bỏ bụi mịn PM2.5 và các chất ô nhiễm, giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hơn.
- Tăng cường xây xanh: Phát triển các mảng xanh trong đô thị cũng là một biện pháp tự nhiên để giảm thiểu ô nhiễm không khí, giúp hấp thụ CO2 và sản sinh oxy.
Cần có sự thay đổi về nhận thức
Trong bối cảnh hiện đại hóa, việc đốt vàng mã ngày càng bị coi là lãng phí và không còn phù hợp với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Cộng đồng cần hướng tới các thực hành văn hóa nhân văn, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, đồng thời duy trì các giá trị truyền thống một cách khoa học và hợp lý hơn.
Dr.clean