Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới

Chia sẻ: FacebookLinkedin

Tại nhiều thời điểm, chất lượng không khí Thủ đô ghi nhận ở mức xấu, chỉ số ô nhiễm quan trắc được đứng đầu thế giới.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 7/10, Bắc Bộ ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời lạnh, với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 30-33 độ C.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới
Trong 4 ngày, từ 4/10 đến 7/10, Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng (Nguồn: AQI).

Sáng sớm 7/10, theo ứng dụng PAM Air (Mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), cùng với gió Đông Bắc, sương mù khiến độ ẩm cao, chất lượng không khí nhiều khu vực của Thủ đô Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe.

Lúc 8h50, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 174, ô nhiễm nhất thế giới, chất lượng không khí không lành mạnh. Cùng thời điểm này, chỉ số ô nhiễm không khí tại TP.HCM là 147, đứng thứ 7 thế giới, chất lượng không khí không tốt cho các nhóm nhạy cảm.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 1
Sáng nay 7/10, Hà Nội, TP.HCM nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, xếp hạng theo dữ liệu của trang IQAir.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 2

Lúc 8h50, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 174, ô nhiễm nhất thế giới, chất lượng không khí không lành mạnh.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 3
Theo số liệu quan trắc ô nhiễm không khí Pam Air (kênh thông tin tham khảo chất lượng không khí) lúc 8h, một số điểm tại Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí có hại cho sức khỏe như Chùa Láng, Thành Công (quận Đống Đa), Kim Mã, Đội Cấn (quận Ba Đình)… Chỉ số ô nhiễm không khí tại các điểm này thấp nhất 160, cao nhất 183.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 4
Theo biểu đồ chất lượng không khí mới nhất tại Hà Nội, hôm nay (7/10), mức độ nhiễm bụi mịn PM2.5 sẽ đạt mức cao nhất trong 4 ngày từ 4-7/10. Theo đó, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 16 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 5
Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, lúc 8 giờ sáng, tại quận Tây Hồ, chỉ số dao động ở mức từ 168-194 – ngưỡng rất xấu. Cao nhất là điểm đo trên phố Quảng Khánh, với mức độ ô nhiễm không khí đạt 194. Ở điểm đo tại đường Nam Trung Yên 11 (quận Cầu Giấy), chỉ số này cũng ở mức 190. Các điểm đỏ khác ở nhiều quận, huyện cũng xuất hiện khắp nơi.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 6
Đáng chú ý, theo bảng xếp hạng chất lượng không khí của các thành phố lớn trên thế giới do AirVisual thực hiện vào lúc 9h18 phút sáng nay, Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI là 169, mức có hại cho sức khỏe.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 7
Đến trưa cùng ngày, các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội mờ ảo trong bụi mù vì ô nhiễm không khí

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 8

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 9

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 10
Các chuyên gia khuyến cáo người dân phải thường xuyên sử dụng khẩu trang, kính che mắt khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi; hạn chế lưu thông qua các khu vực nhiều khói công nghiệp.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 11
Người dân cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe trong điều kiện ô nhiễm đặc thù này. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho các con ra đường vào thời điểm tan tầm, sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấm mũi, họng, cổ, tránh các hoạt động ngoài trời quá lâu và không cần thiết.
Toàn cảnh Hà Nội trong ngày ô nhiễm không khí nhất thế giới - 12
Cục Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi chất lượng không khí để chủ động hạn chế tác động do ô nhiễm không khí gây ra.