Tất tần tật về máy lọc không khí: Cấu tạo, hoạt động và tác dụng có thể bạn chưa biết!

Chia sẻ: FacebookLinkedin

Máy lọc không khí ra đời khi nào và cấu tạo ra sao?

Máy lọc không khí là loại thiết bị chuyên dụng giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong không khí, giúp bảo vệ và chăm sóc cho hệ hô hấp của con người. Các sản phẩm máy lọc không khí ngày càng hiện đại và được nghiên cứu phát triển nhiều tính năng và công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, ít người biết rằng nó đã xuất hiện từ rất lâu trước khi công nghệ phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Từ đầu thế kỉ 18, với nhu cầu hạn chế mức độ ô nhiễm tại các mỏ than đá, bá tước người Anh – Charles Anthony Deane đã cho ra mắt mũ bảo hiểm kèm phụ kiện cung cấp không khí. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục cải tiến phát minh của Deane để sáng chế ra mặt nạ phòng độc chuyên dụng cho lính cứu hỏa. Tới những năm đầu thập niên 1940, một bước ngoặt thật sự mới trong lĩnh vực lọc không khí đã diễn ra. Tại đó, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ đã phát triển thành công công nghệ HEPA (High Effiency Particulate Air), với mục đích ban đầu là chống phơi nhiễm phóng xạ trong bầu không khí. Đến những năm 1950, công nghệ HEPA đã chính thức được thương mại hóa, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Manfred Hammes và Klaus Hammes – Hai nhà phát minh thiết bị lọc không khí đầu tiên tích hợp bộ lọc HEPA

Năm 1963, được truyền cảm hứng từ những nhân vật kể trên, 2 anh em người Đức – Manfred và Klaus Hammes đã chính thức giới thiệu đến thị trường một thiết bị lọc không khí đầu tiên tích hợp bộ lọc HEPA. Đây cũng là 2 nhà sáng lập của Incen Air Cooporation – tiền thân của IQ AIR – tập đoàn chuyên nghiên cứu và cung cấp những giải pháp không khí đầu tiên. Nhờ công nghệ HEPA và sự phát triển của các công nghệ lọc khác, máy lọc không khí đã trở thành một giải pháp không thể thiếu cho việc giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người.

Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của không khí và nhu cầu sử dụng, các dòng máy lọc không khí hiện nay có thể có cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo của máy lọc không khí cơ bản gồm có các thành phần sau:

  • Động cơ và cánh quạt: Quạt có nhiệm vụ hút không khí từ môi trường vào bên trong máy để màng lọc thực hiện lọc khí, sau đó đưa không khí sạch ra ngoài. Động cơ quyết định mức độ hút lọc (công suất của máy).
  • Hệ thống màng lọc khí: Các loại màng lọc không khí phổ biến hiện nay là màng lọc Hepa, màng lọc than hoạt tính,…
  • Phần vỏ máy: Phần vỏ máy thường được làm bằng nhựa cao cấp có tác dụng chính là bảo vệ các bộ phận bên trong máy tránh được va đập.

Xem thêm: Review các công nghệ lọc không khí phổ biến trên thị trường

Tìm hiểu cách hoạt động và tác dụng của máy lọc không khí

Máy lọc không khí là thiết bị được sử dụng để loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn và các chất gây hại khác có trong không khí. Thiết bị này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, giảm các tác động tiêu cực của khói thuốc, bụi mịn và các chất gây ô nhiễm khác. Vậy làm thế nào mà máy lọc không khí hoạt động và có tác dụng gì đối với sức khỏe người sử dụng?

Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí là tiến hành lọc và loại bỏ các hạt bụi và chất độc hại khỏi không khí trong một không gian đóng kín. Máy lọc không khí hoạt động bằng cách đẩy không khí qua các bộ lọc bên trong nó. Các bộ lọc này có thể bao gồm bộ lọc HEPA, bộ lọc kháng khuẩn, bộ lọc than hoạt tính,… Đặc biệt, máy sử dụng bộ lọc nhiều lớp sẽ giúp loại bỏ các hạt bụi và vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất cũng như khử mùi hiệu quả cao.

Máy lọc không khí Dr.clean sử dụng bộ lọc HEPA-13 4 lớp diệt 99,95% vi khuẩn

Ngay khi không khí chạm vào các bộ lọc bên trong máy lọc không khí, các hạt bụi và chất độc hại sẽ bị hấp thụ và giữ lại trên bề mặt của các bộ lọc. Khi không khí đi qua các bộ lọc, nó sẽ được giải phóng trở lại không gian đóng đã được lọc sạch hơn. Ngoài ra, máy lọc không khí thông minh hiện nay có thể có thêm các công nghệ hiện đại như tạo ion âm và công nghệ UV để giúp tạo ra một bầu không khí trong lành và sạch hơn.

Tác dụng của máy lọc không khí là loại bỏ các chất gây hại khỏi không khí trong phòng. Những chất gây hại này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, khó thở và các vấn đề về hô hấp. Bên cạnh đó, máy lọc không khí còn giúp giảm các tác động của khói thuốc, bụi mịn và các chất gây ô nhiễm khác đối với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, để máy lọc không khí hoạt động tốt nhất, người dùng cần chú ý đến việc thay thế bộ lọc định kỳ. Việc thay thế bộ lọc sẽ giúp máy lọc không khí hoạt động hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động tiêu cực của các chất gây ô nhiễm.

Xem thêm: Đánh giá sản phẩm máy lọc không khí dr.clean

Tóm lại, máy lọc không khí là một giải pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Với nguyên lý hoạt động cùng công nghệ lọc tiên tiến, máy lọc không khí sẽ  giúp bảo vệ sức khỏe cũng như đem lại không gian sống trong lành hơn cho bạn và gia đình.

Máy lọc không khí dr.clean: Giải pháp cho không khí ô nhiễm


Bộ tứ máy lọc không khí dr.clean – Giải pháp không khí lý tưởng cho gia đình

Dr.clean tập trung nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm máy lọc không khí thông mình, nổi bật với bộ tứ máy lọc không khí cao cấp dr.clean DPA98- DPA88 – DPA68- DPA58 Với công nghệ tiên tiến và nhiều tính năng hiện đại, máy lọc không khí Dr.clean sẽ là giải pháp không khí lý tưởng cho nhiều gia đình Việt trong tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng hiện nay.

Xem thêm: Máy lọc không khí đáng mua nhất

Máy lọc không khí Dr.clean sử dụng bộ lọc HEPA-13 4 trong 1 lọc sạch toàn diện với công nghệ ion âm kháng khuẩn và công nghệ UV diệt khuẩn lên đến 99,95%. Ngoài ra, các sản phẩm máy lọc không khí Dr.clean còn có tính năng cảm biến bụi mịn, sẽ tự động điều chỉnh tốc độ và chế độ lọc giúp tiết kiệm năng lượng, tiện lợi cho người dùng. Bộ tứ máy lọc không khí Dr.clean sở hữu thiết kế thông minh, hiện đại với màn hình hiển thị độc đáo và tính năng điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, hứa hẹn mang đến một không gian sống trong lành và an toàn cho sức khỏe cho gia đình bạn.