Văn phòng công sở là nơi chúng ta làm việc trong suốt 9-10 tiếng mỗi ngày. Đây cũng là nơi tập trung đông người, nhiều máy móc thiết bị trong một không gian nhỏ và kín, không thoáng khí nên chất lượng không khí tại làm việc thường bí, thiếu dưỡng khí và dễ bị lây lan bệnh truyền nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhân viên dễ mệt mỏi, đau đầu, không tập trung được để làm việc, dẫn đến hiệu suất công việc không cao. Giải pháp nào để xây dựng một môi trường xanh, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất lượng không khí, chăm sóc sức khoẻ nhân viên và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên?
Đầu tiên, chúng ta cần nhìn nhận đầy đủ các nguồn gây ô nhiễm không khí trong văn phòng công sở.
Dưới đây là một số nguồn chính gây ra ô nhiễm không khí trong môi trường làm việc
Vật liệu xây dựng và nội thất
- Các hóa chất dùng để đánh bóng, chống mối mọt cho bàn, tủ, ghế làm bằng gỗ ván ép cũng là những chất có khả năng gây độc cho con người bởi trong các hóa chất này thường có những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs, không phải là loại chất tốt cho sức khỏe con người. Sử dụng thuốc diệt mối, côn trùng trong công sở không đúng cách (xịt trong lúc có người) là mối nguy khác cho sức khỏe con người bởi trong các loại thuốc này thường chứa các chất hữu cơ có gốc photphat và gốc clo là những chất có thể làm tổn hại đến hệ thần kinh và gây ung thư vú.
- Sơn tường là một trong những chất gây ra mối nguy cho sức khỏe nhất trong các chất gây ô nhiễm nơi công sở. Lý do là trong sơn có chì và hơi dung môi hữu cơ (VOCs) bao gồm benzen, formaldehyde, tolueme, xyleme… là các tác nhân gây ra bệnh tim mạch và làm tổn thương mắt. Nồng độ VOCs đo được trong những tòa nhà mới sơn có thể gấp 1.000 lần so với nồng độ VOCs trong không khí bên ngoài và hơi VOCs còn tiếp tục phát thải suốt 6 tháng tiếp theo (sau khi sơn).
- Sử dụng vật liệu xây dựng hoặc nội thất có chứa các hóa chất độc hại như formaldehyde, VOCs (chất hữu cơ bay hơi) có thể làm tăng mức ô nhiễm không khí trong văn phòng.
- Thảm trải sàn, rèm cửa, … là nơi lưu giữ bụi nhiều và là nơi trú ngụ và phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, bụi…
Máy in và máy photocopy
Các loại máy in laser, máy photocopy, máy fax, máy vi tính trong quá trình hoạt động đã phát thải các chất độc hại như hợp chất bay hơi hữu cơ (VOCs), isopropyl alcohol, ozone, CO và các chất kim loại nặng như As, Ca, Pb, Hg nên có thể gây tổn thương cho phổi tương tự khói thuốc lá.
Các máy móc và Thiết bị điện tử
Máy tính, máy laptop, Máy Server và các thiết bị điện tử khác thường phát ra nhiệt độ và chất điện tử, ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
Thuốc lá:
Hút thuốc lá trong văn phòng tạo ra khói và hóa chất từ thuốc lá, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.
Máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió
Máy điều hòa không khí thường xuyên sử dụng không đúng cách hoặc không được bảo dưỡng định kỳ có thể tạo ra không khí ô nhiễm với vi khuẩn, nấm mốc và các chất gây dị ứng.
Hệ thống thông gió không hoạt động hiệu quả có thể không đảm bảo sự tuần hoàn không khí tốt, tạo điều kiện cho sự tích tụ của các chất gây ô nhiễm.
Hoá chất vệ sinh và tẩy rửa
Nước lau sàn, nước lau kính, nước lau bàn, hoá chất diệt côn trùng như kiến,… gây ra cho người hít phải các triệu chứng giống như cảm cúm, nhức đầu, viêm xoang, bệnh dị ứng, hen suyễn…
Không gian kín đáo
Các văn phòng công sở thường được bố trí không gian kín với ít cửa sổ và tuần hoàn không khí kém, dẫn đến sự tích tụ của chất ô nhiễm.
GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG VĂN PHÒNG CÔNG SỞ
- Thông gió và dọn dẹp vệ sinh hàng ngày đối với các vật, các khu vực dễ phát sinh nấm mốc hoặc các sinh vật gây bệnh.
- Hạn chế sử dụng thảm, nếu đã sử dụng thì phải giặt thường xuyên và phải hút bụi. Hạn chế sử dụng nước xịt phòng, nước lau kiếng, lau sàn… thay vào đó nên giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc.
- Chọn máy in từ các nhà sản xuất có uy tín đã có các giải pháp giảm thiểu khí thải độc hại. Chọn mực in có chứa VOCs thấp và không chứa kim loại nặng.
- Nên sử dụng sơn nước vì nó ít độc hại hơn sơn dầu hoặc chọn sơn có thành phần tự nhiên như nước, tinh dầu từ cây cỏ, màu thực vật, khoáng đất sét tự nhiên…
- Tạo mảng xanh, đặc biệt nên trồng những cây xanh như cây lan Ý, trầu bà, cau kiểng, nha đam, kim phát tài… vì chúng có khả năng loại bỏ một số chất độc hại trong không khí nơi công sở.
- Đặc biệt là sử dụng Máy lọc không khí có công suất phù hợp với không gian văn phòng.
Máy lọc không khí là một công cụ hữu ích để cải thiện chất lượng không khí trong môi trường làm việc. Dưới đây là một số lợi ích chính mà máy lọc không khí mang lại trong việc cải thiện môi trường làm việc:
- Loại bỏ hạt bụi và vi khuẩn: Máy lọc không khí có khả năng lọc các hạt bụi nhỏ và vi khuẩn có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên.
- Giảm mức ô nhiễm không khí: Loại bỏ các chất ô nhiễm như hóa chất bay hơi (VOCs), khí nhà kính, và các chất gây mùi không mong muốn, giúp làm sạch không khí trong văn phòng.
- Giúp loại bỏ mùi hôi: Máy lọc không khí có thể giúp kiểm soát và loại bỏ mùi khó chịu từ các nguồn như thức ăn, thuốc lá, và các sản phẩm hóa chất.
- Cải thiện sức khỏe hô hấp: Lọc không khí giúp giảm nguy cơ các vấn đề về sức khỏe hô hấp, như dị ứng, viêm nhiễm và các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng sự tập trung và năng suất: Một môi trường làm việc có không khí sạch và tươi mới thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung và năng suất làm việc.
- Giảm mệt mỏi và căng thẳng: Không khí sạch có thể giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và tích cực.
- Hỗ trợ những người có bệnh lý về đường hô hấp: Đặc biệt quan trọng đối với những người có bệnh lý như hen suyễn hoặc dị ứng, máy lọc không khí có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Phòng chống bệnh lây truyền qua không khí: Trong mùa dịch hoặc khi có nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường không khí, máy lọc không khí có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm rủi ro nhiễm bệnh.
Việc sử dụng máy lọc không khí là một phần của chiến lược tổng thể để tạo ra một môi trường làm việc xanh và bền vững.
Xây Dựng Tương Lai – Môi Trường Làm Việc Chăm Sóc Nhân Sự và Bền Vững”