KHÓI THUỐC LÁ, MÙI THỨC ĂN CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE, GIẢI PHÁP XỬ LÝ HỮU HIỆU

Chia sẻ: FacebookLinkedin

Trong khói thuốc lá có chưa nhiều chất độc hại, như: Hợp chất hữu cơ Benzopyrene, Chì, Carbon monoxide, Asen, Amoniac, Hợp chất hữu cơ Formaldehyde, Xyanua… Các chất độc hại này từ không khí đi vào phổi và máu, khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người. 

Trong gia đình hay văn phòng làm việc có người hút thuốc lá là nỗi ám ảnh của phụ nữ, người lớn tuổi và trẻ em. Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não.

Hút thuốc lá thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh nhứ: Nhiễm trùng tai, Hen suyễn, Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi, Ho và khò khè, Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). 

Một số người nghĩ rằng việc mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt sẽ ngăn chặn việc tiếp xúc với khói thuốc. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các độc tố từ khói thuốc không biến mất mà bám lâu dài trong tóc, quần áo, thảm, rèm cửa và đồ nội thất. 

Làm thế nào để hạn chế tốt nhất những tác hại của khói thuốc lá với người hút thuốc thụ động và tránh bị ám mùi thuốc lá vào đồ nội thất lâu dài? Cùng nghe những chia sẻ từ Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ – Bs Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.