5 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

Chia sẻ: FacebookLinkedin
1. Công nghệ HEPA

HEPA là từ viết tắt của High Efficiency Particulate Air. Màng lọc HEPA đã có lịch sử trăm năm vốn là nghiên cứu của chính phủ Mỹ. Về cơ bản, bộ lọc HEPA được cấu thành từ chất liệu sợi được gấp lại thành nhiều lớp đen xen, như một mê cung các sợi được bố trí ngẫu nhiên tạo ra một bề mặt lớn và dày để khi không khí bẩn được quạt gió hút vào thì các hạt bụi và vi khuẩn sẽ bị mắc kẹt lại.

Màng lọc HEPA ]có khả năng lọc được những hạt siêu nhỏ ở kích thước từ 0,3 micromet trở lên (trong khi mắt người chỉ có thể thấy được những hạt có kích thước 10 micromet), qua đó ngăn được cả bụi và vi rút.

Cũng vì nguyên lý này, nếu sử dụng công nghệ màng lọc HEPA cần chú ý rằng khi quá nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bị giữ lại tại màng thì không khí sẽ không thể đi qua được nữa, và đó là lúc chúng ta cần thay một chiếc màng mới. Thông thường thì thời gian sử dụng cho một chiếc màng lọc HEPA là tử 2 đến 4 năm nếu được vệ sinh đúng cách.

2. Công nghệ than hoạt tính

Than hoạt tính là một dạng Carbon được xử lý để trở nên cực kỳ xốp và có nhiều khoảng trống kích thước phần tử để có thể giữ được các bụi bẩn và chất gây hại. Điều này khiến cho các bộ lọc than hoạt tính lọc hiệu quả khí thái, khói thuốc lá và các phân tử gây mùi. Đặc biệt, than hoạt tính an toàn tuyệt đối với con người. Tuy nhiên, hạn chế của nó là các chất gây dị ứng như phấn hoa vẫn có thể đi qua, và kém hiệu quả trong không gian rộng.

3. Công nghệ UV

Công nghệ tia UV thường được kết hợp với các hệ thống lọc khí vì nó không thực sự loại bỏ bụi bẩn trong không khí, mà nhắm tới việc diệt vi trùng và các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Các thiết bị lọc không khí cao cấp sẽ trang bị thêm đèn phát ra tia UV để “giết” mầm bệnh trong không khí được hút vào.

Phương thức hoạt động của tia UV là chuyển đổi các phân tử Oxi và nước thành khí Ozone và Hidroxyl. Sau đó các phân tử hoạt tính này sẽ tìm đến các chất gây ô nhiễm không khí và phá hủy chúng thành các thành phần không gây hại như nước và cacbon dioxide.

Hiệu quả của công nghệ này phụ thuộc vào công suất ánh sáng và thời gian không khí tiếp xúc với tia UV và.

4. Công nghệ ion âm

Công nghệ này dựa vào tính chất của điện tích âm dương. Theo nguyên lý vật lý cơ bản đã có trong sách giáo khoa, các điện tích âm sẽ hút những hạt bụi hay phấn hoa và bụi đến khi trọng lượng lớn hơn không khí nó sẽ tự động rơi xuống. Ion âm này sẽ được các máy lọc không khí sản xuất liên tục để đẩy vào phòng ở cho tới khi máy đo báo không khí đã sạch.

Ới tích chất này thì máy lọc không khí ion âm thường được ưa chuộng ở các không gian nhỏ như phòng ngủ, bên trong ô tô, tủ giấy, tủ lạnh… Và cũng thường đi kèm với các bộ lọc không khí như HEPA, than hoạt tính.

 5. Công nghệ Ozone

Khí ozone là một chất oxi hóa mạng được cấu tạo bởi 3 nguyên tử oxi được liên kết bởi 1 liên kết bền và 1 liên kết kém bền. Sau khi được đưa ra không khí ozone sẽ bị tách 1 nguyên tử oxi, và trở thành khí oxi và 1 ion âm. Nhờ vậy với công nghệ ozone được cho là có tác động kép vừa tạo ra luồng không khí sạch, lại vừa có thể loại bỏ bụi bẩn và phá hủy các phân tử, các vi khuẩn , vi rút gây hại trong không khí tương tự công nghệ ion âm.

Trên thực tế, công nghệ ozone được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác như xử lý nguồn nước, khử trùng môi trường, khử độc thực phẩm… tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại do tiêu chuẩn về mức ozone an toàn vẫn chưa được nghiên cứu và công bố chính thức.

Bài viết liên quan

-------------------------